Dong ho eyki - Những chiếc đồng hồ mang nhãn hiệu nước Mỹ như Kobold, Bozeman đang vượt mặt đồng hồ Thụy Sĩ sau hàng thập kỷ bị thống trị.
Philadelphia, năm 1876 - Nước Mỹ đang tưng bừng kỷ niệm sinh nhật thứ 100 của mình, và một cuộc Đại triển lãm đã được tổ chức trên khu đất rộng tới 1.14 km2 tại thủ đô đầu tiên của quốc gia này. Chín triệu người đã tham dự sự kiện đặc biệt này, trong đó có cả phái đoàn của các nhà sản xuất đồng hồ đến từ Thụy Sỹ. Họ tới khu Đại triển lãm để được mục sở thị thành quả nở rộ của cả một nền công nghiệp đồng hồ.
Các mẫu đồng hồ “hot” nhãn hiệu Hoa Kỳ. 1 - Tyndall PVD giá 1.495 USD; 2 -Schofield Automatic, 8.300 USD của Bozeman; 3 - SMG-2 USA Watch, giá 4.250 USD, hãng Kobold và 4 - PS 801 E làm từ thép không gỉ, giá 9.700 USD, sản phẩm của công ty sản xuất RGM.
Ngược lại sâu sắc với hình ảnh đó, nền công nghiệp chế tạo lắp ráp của Hoa Kỳ cho phép vận hành những công xưởng lớn, nơi những nhân công với trình độ kỹ thuật tầm thường điểu khiển máy móc, sản xuất ra hàng loạt những bộ phận có thể lắp ráp thay thế cho nhau và vì thế, trong một năm những nhà máy này có thể cung cấp cho thị trường hàng trăm ngàn chiếc đồng hồ với mức giá rất phải chăng.
Phái đoàn Thụy Sỹ ngay lập tức khăn gói về quê hương và đưa ra một chỉ thị cho những nhà sản xuất đồng hồ nước mình: Phải học tập hoặc phải vùi dập mô hình sản xuất của người Mỹ. Họ nghe theo chỉ thị này, và chưa đầy một trăm năm sau, những chiếc đồng hồ đắt tiền đến từ quốc gia châu Âu này đã làm lu mờ hoàn toàn đồng hồ Mỹ.
Nhưng chỉ hai thập kỷ trở lại đây, những nhà tiên phong gốc gác Hoa Kỳ đã khôi phục lại nguồn vốn cũng như nền tảng kĩ thuật cần thiết nhằm giúp tái định hình nền công nghiệp chế tạo đồng hồ Hoa Kỳ, với xuất phát điểm nhỏ nhoi song tiềm năng phát triển lại vô cùng to lớn.
Dù hầu hết các công ty sản xuất của Mỹ đều phải nhập các bộ phận máy từ Thụy Sỹ, việc lắp ráp các bộ phận này để tạo nên một chiếc đồng hồ đeo tay cơ học lại rất phức tạp và tốn kém, vậy nên một số thương hiệu đã quyết định đầu tư thời gian và tiền bạc của mình để nghiên cứu chế tạo các bộ phận đồng hồ, cho ra lò những sản phẩm đồng hồ thuần chất Mỹ.
Dưới đây là bốn thương hiệu đang giúp khẳng định tên tuổi đồng hồ Hoa Kỳ trên trường quốc tế.
Hãng đồng hồ Xetum
Năm thành lập: 2009
Trụ sở: San Francisco
Mức sản xuất hàng năm: Dưới 5000 chiếc
Khi cha đẻ của Xetum, Jeff Kuo, từ bỏ sự nghiệp tư vấn quản lý và chuyển sang thiết kế đồng hồ, ông đã bỏ qua những gì được xem là nguyên tắc thẩm mỹ của một con người đến từ Bắc California. Khi chế tác đồng hồ Xetum, Jeff nghĩ tới những thành tựu của nước Mỹ: thương hiệu Apple, nghiên cứu không gian và cả một nền văn hóa xế hộp.
Dù thực tế đồng hồ Xetum được lắp ráp tại Thụy Sỹ, chất Mỹ trong những thiết kế của Kuo thể hiện ngay trong cái tên của từng mẫu đồng hồ. Ví dụ, đồng hồ Stinson mang tên một bãi biển ở hạt Marin, chiếc Tyndall là tên một ngọn núi thuộc rặng Sierra ở Nevada còn mẫu đồng hồ Kendrick thì lại là tên một ngọn núi nằm trong khuôn viên công viên quốc gia Yosemite.
Cả ba mẫu đồng hồ Xetum nói trên đều được làm từ thép không gỉ và không có phần tai (phần trồi ra ở hai đầu thân đồng hồ, giúp cố định dây) - đây cũng đặc điểm thể hiện vẻ thanh nhã gọn gàng của sản phẩm thương hiệu Xetum, theo lời ông Kuo. Ông cũng cho biết thêm: “Các thiết kế đồng hồ của chúng tôi sẽ thực sự cuốn hút những người mong muốn một chiếc đồng hồ tiện dụng mọi nơi mọi lúc.”
Công ty sản xuất đồng hồ Bozeman
Năm thành lập: 2002
Trụ sở: Bozeman, bang Montana
Mức sản xuất hàng năm: Khoảng 200 chiếc
Tên của những chiếc đồng hồ Bozeman cũng được đặt theo những cái tên đậm chất miền Tây nước Mỹ, giống như Xetum. Bộ sưu tập của Bozeman có thể kể tới “công viên” Yellowstone hay “rắn chuông miền Tây” Sidewinder. Những thiết kế đồng hồ của nhãn hiệu này rất cứng cáp với phần mặt đồng hồ sáng, không cầu kỳ. Mặc dù được lắp ráp ở cả Montana và châu Âu - với các bộ phận xuất xứ từ Đức, Thụy Sỹ và Ý, đeo một chiếc đồng hồ mang thương hiệu Bozeman là như mang cả linh hồn của núi non miền Tây nước Mỹ trên cổ tay mình.
Năm 2009, nhãn hiệu này bắt tay hợp tác với tuyển thủ bóng bầu dục Josh Beckett để đồng thiết kế nên Herradura - chiếc đồng hồ mang tên nông trang của Beckett ở Texas và có nguồn gốc trong tiếng Tây Ban Nha là “móng ngựa”. Đồng hồ Herradura có thiết kế mặt màu be rất lịch lãm, làm nổi bật phần số màu đỏ và phần kim màu đỏ và bạc.
“Những khách hàng của chúng tôi là những người đã kinh qua những sản phẩm đồng hồ nổi tiếng và nay, họ muốn có được một sản phẩm phảng phất cái chất miền Tây nước Mỹ. Cũng đừng đánh giá thấp đẳng cấp của đồng hồ Bozeman. Chúng tôi đem đến những sản phẩm đầy hoang dại song cũng vô cùng tinh tế.” - Chris Wardle, nhà sáng lập thương hiệu đồng hồ Bozeman chia sẻ.
Đồng hồ Kobold
Năm thành lập: 1998
Trụ sở: Pittsburgh
Mức sản xuất hàng năm: 800 chiếc
Kobold có lẽ là thương hiệu đồng hồ duy nhất có xuất phát điểm là một dự án từ trong trường học. Michael Kobold, đứa con trong gia tộc gốc Đức sở hữu tập đoàn Kobold, từng theo học tại Đại học Carnegie Mellon vào cuối những năm 90 và là người khởi xướng dự án sản xuất kinh doanh đồng hồ mang tên dòng họ mình.
Ông Kobold cho hay: “Tôi được chỉ định sẽ tiếp quản cơ nghiệp từ cha mình, song lại không hề hứng thú với điều đó. Tôi chỉ có một tình yêu mãnh liệt dành cho những chiếc đồng hồ.” Sau khi tốt nghiệp, cậu sinh viên Kobold đã biến tình yêu đồng hồ của mình thành một sự nghiệp đầy đam mê.
Dù vẫn là một công dân Đức, ông Kobold khẳng định sản phẩm của mình mang chất Mỹ 100%. “Tất cả các công đoạn thiết kế, lắp ráp và quảng bá sản phẩm đều được thực hiện tại Pittsburgh. Không thể đậm sắc Hoa Kỳ hơn thế.”, ông chia sẻ.
Lúc ban đầu, ông Kobold sử dụng hoàn toàn các nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu từ Thụy Sỹ và Đức. Song, đến năm 2008, sau gần một thập kỷ nghiên cứu cùng một lượng vốn lớn bỏ ra (bao gồm cả khoản đầu tư 250.000 US$ từ diễn viên quá cố James Gandolfini), Kobold đã tung ra sản phẩm Spirit of America – chiếc đồng hồ với 87% số bộ phận lắp ráp có xuất xứ Hoa Kỳ. Sau hơn 40 năm, đây là chiếc đồng hồ cơ đầu tiên (với số lượng không giới hạn) được sản xuất tại nước này.
Công ty đồng hồ RGM
Năm thành lập: 1992
Trụ sở: Pennsynvania
Mức sản xuất hàng năm: Từ 250 đến 300 chiếc
Roland George Murphy đã học làm đồng hồ ở quê hương mình - bang Maryland, và sau đó là ở Thụy Sỹ. Những năm 80, ông làm việc tại xưởng của Hamilton, thương hiệu đồng hồ Hoa Kỳ của người Thụy Sỹ, nhưng sau đó ông đã chuyển ra làm riêng.
“Tôi muốn được làm đồng hồ theo cách riêng mình và được thấy tên mình trên mặt của từng sản phẩm.”, ông Murphy chia sẻ. Ban đầu, công ty sản xuất của ông chỉ có một nhân công, thiết kế và chế tác đồng hồ với các bộ phận nhập từ Thụy Sỹ.
Nhưng sang đến năm 2000, công ty đã bước đầu thiết đặt một hệ thống nhà xưởng quy mô và cùng với bao mồ hôi công sức và tiền bạc trong suốt bảy năm miệt mài, RGM đã trở thành thương hiệu duy nhất của nước Mỹ có các sản phẩm đồng hồ với 90% bộ phận chế tạo nội địa.
Cho tới hôm nay, 50/70 chiếc đồng hồ sản xuất hàng năm của RGM được chế tạo hoàn toàn ở Pennsylvania. Dù vậy, ông Murphy cũng bộc bạch: “Việc làm ăn thật ra chẳng dễ dàng gì. Đầu tư thì lớn, và để duy trì chất lượng sản phẩm, chúng tôi buộc phải duy trì mức sản xuất thấp. Rõ ràng như thế thì không thể có lợi nhuận cao được.”
RGM hiện cũng là thương hiệu đồng hồ Hoa Kỳ duy nhất thâm nhập vào thị trường Thụy Sỹ. Sản phẩm Pennsylvania Tourbillon của hãng mất tới hai năm để phát triển và nhiều tháng ròng để hoàn thiện. Với phần thân làm từ thép không gỉ, chiếc đồng hồ này có giá lên tới 95.000 USD.
Nguồn WSJ/Dân Việt
0 nhận xét:
Đăng nhận xét