- Tích lũy năng lượng cơ khí: Dây cót (mainspring)
- Phân chia và truyền động: Hệ thống bánh răng (gearchain)
- Chi thời gian và phân bố: Cơ cấu hồi (escapement)
- Điều chỉnh: Bánh lắc (balance wheel) và dây tóc (spring)
Một chiếc đồng hồ cơ khí cần năng lượng để làm việc. Năng lượng này được cung cấp cho các cơ cấu của đồng hồ từ dây cót, nó xoắn lại khi chiếc đồng hồ được lên giây. Dây cót chính được lắp bên trong một hộp tang trống hình trụ nhỏ (barrel).
Dây cót (1) bản thân là một lá thép rất mềm và dài, được lên giây bằng một khóa vặn, cuốn lại xung quanh trục (2) của hộp tang trống và chứa năng lượng để chạy đồng hồ. Một khi được lên giây, dây tóc tự nhiên có xu hướng trở lại hình dạng ban đầu bằng cách nhả và do đó tạo ra năng lượng đưa đến các bộ phận của chiếc đồng hồ. Chiếc hộp tang trống có các bánh răng (3) và qua đó nó truyền năng lượng đến hệ thống bánh răng của đồng hồ.
Hệ thống bánh răng – Phân chia và truyền động
Hệ thống truyền động hay bánh răng truyền năng lượng được lưu trữ trong hộp tang trống đến bánh răng hồi (escape-wheel). Khi dây cót nhả, hộp tang trống quay và vận hành các bánh răng.
- Bánh răng đầu tiên ngay sau hộp tang trống là bánh răng trung tâm. Như tên của nó đã đề cập, nó nằm ở tâm của bộ máy. Bánh răng này quay hết một vòng trong thời gian 12 giờ và nó gắn chiếc kim giờ.
- Bánh răng tiếp theo được gọi là bánh răng thứ ba là một bánh răng trung gian.
- Bánh tiếp theo là bánh răng thứ tư. Bánh răng này có thể đặt ở chính giữa hoặc tại vị trí 6 giờ của đồng hồ. Nó hoàn thành một vòng quay trong thời gian 1 phút hoặc 60 giây do đó nó thường gắn chiếc kim giây. Ba bánh răng trên thường được làm bằng đồng thau.
- Chiếc bánh răng cuối cùng là bánh răng hồi (pallet-wheel hoặc escape-wheel). Nó giải phóng năng lượng được truyền đến thông qua các bánh răng tới cần gạt mức (pallet-lever) theo những khoảng liên tiếp nhau. Chiếc bánh răng này rất khác với ba bánh kia. Nó được làm từ loại thép tốt có độ cứng cao và chịu đựng rung chấn khi chạm vào cần gạt (trung bình 21.600 lần/giờ có nghĩa là 518.000 lần một ngày đêm). Hình dạng của các bánh răng cũng rất đặc biệt và nó là một trong những chi tiết phức tạp nhất của đồng hồ.
Cơ cấu hồi (Escapement) – Phân chia thời gian
Năng lượng được truyền một cách liên tục từ dây cót phải được chia thành các đơn vị thông thường để có thể đếm được thời gian. Cơ cấu hồi chuyển năng lượng nhận được thành các xung. Nếu cơ cấu này không xuất hiện, các bánh răng quay quá nhanh và dây cót sẽ nhả hết năng lượng trong thời gian vài giây.
Cơ cấu hồi tạo thành liên kết từ cơ cấu điều chỉnh và phân bố xung đến bánh lắc. Cần gạt mức (1) nhận năng lượng được cung cấp ban đầu bởi dây cót thông qua các xung của bánh răng hồi (2). Cần gạt mức biến chuyển động tròn của bánh răng thành các chuyển động qua lại để vận hành bánh lắc. Nó tạo thành một chuỗi chuyển động rời rạc tương ứng với âm thanh “tic” và “tắc” mà ta nghe thấy mỗi khi đồng hồ cơ hoạt động.
Bánh lắc (balance) và dây tóc (hairspring) – Cơ cấu điều chỉnh
Bánh lắc và dây tóc được coi là trái tim của đồng hồ, nó quyết định đến độ chính xác của đồng hồ và là cơ cấu có độ nhạy cảm rất cao. Chúng gồm có một một bánh lắc 1 (bánh này tuyệt đối yêu cầu tính cân bằng trục và có thể điều chỉnh độ cân bằng thông qua những con ốc đối trọng gắn ở xung quanh) và một lò xo xoắn dao động hay còn gọi là dây tóc 2.
Bánh lắc có tác dụng điều khiển tốc độ của đồng hồ. Bánh lắc quay tiến và lùi (dao động) xung quanh vị trí trung tâm của nó nhờ dây tóc xoắn. Nó được vận hành nhờ năng lượng từ cơ cấu hồi, cơ cấu có chức năng biến chuyển động quay của các bánh răng thành dạng xung và đưa đến bánh lắc. Tuy nhiên bánh lắc lại có tác dụng ngược lại với cơ cấu hồi và hệ thống bánh răng bằng cách duy trì tốc độ không đổi và rất chậm của chúng. Mỗi lần bánh lắc xoay (chúng ta nghe thấy tiếng đập tíc tắc) các bánh răng cũng được xoay theo và từ đó quay các kim. Sự kết hợp giữa khối lượng của bánh lắc và độ đàn hồi của dây tóc giữ cho thời gian giữa những lần dao động rất ổn định. Độ nhanh chậm của đồng hồ có thể được điều chỉnh trực tiếp bằng những con ốc hoặc cần gạt gắn trên bánh lắc và dây tóc.
Công nghệ sản xuất này chỉ có ở các dòng đồng hồ nổi tiếng như Rolex, Longines, Tissot …tại đất nước Thụy Sỹ hoặc những hãng đồng hồ cao cấp được sản xuất ở Nhật Bản.
Đối với những chiếc đồng hồ Rolex được chế tạo có loại máy đồng hồ dùng tay để lên dây cót thì có một chú ý mà nhà sản xuất khuyến cáo người tiêu dùng chính là khi lên dây cót người dùng chỉ cần vặn núm vừa tầm (vừa cảm thấy căng tay là được) không nên vặn quá căng để hết cỡ nhằm tránh những trường hợp bị đứt cót hoặc dây tóc của bộ máy bị rối gây ra việc hỏng đồng hồ.
Còn đối với những chiếc đồng hồ tự động lên ây cót thì người dùng phải thường xuyên đeo đồng hồ.
2. Đồng hồ điện tử (Quartz)
Những chiếc đồng hồ Rolex điện tử (Quartz) này thường được người tiêu dùng ưa chuộng sử dụng hơn cũng như được các nhà chế tác đồng hồ đưa ra sản xuất nhiều hơn so với đồng hồ cơ. Vậy đồng hồ điện tử (Quartz) là gì? Nó chính là loại đồng hồ được chạy bằng xung động từ và thường thông qua nguồn năng lượng từ pin.
Các nhà chế tác đồng hồ của thương hiệu Rolex thường sử dụng chính bộ máy mang bản quyền của đất nước Thụy Sỹ áp dụng vào cho sản phẩm của mình, nó được phân chia thành hai loại là: Swiss EB và, Swiss movement Quartz. Ưu điểm đặc biệt của cả hai loại bộ máy đồng hồ điện tử này chính là độ chính xác và độ bền rất cao, có lẽ chính bởi sự đầu tư có hiệu quả này mà thương hiệu đồng hồ Rokex có độ chsinh xác đến từng giây, từng phút.
Từ chính cấu tạo cơ bản về bộ máy của những chiếc đồng hồ Rolex này mà danh tiếng của nó càng ngày càng trở nên có uy tín hơn đối với người dùng, đó là những chiếc đồng hồ chính hãng, có thương hiệu, có danh tiếng có sức cuốn hút người dùng từ mẫu mã, kiểu dáng đến chất lượng bên trong. Có thể nói sự lựa chọn cho mình một chiếc đồng hồ Rolex chính hãng là một sự lựa chọn thông minh và sáng suất của mỗi người tiêu dùng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét