Dong ho eyki - Cho đến thập kỷ 70 của thế kỷ trước, đồng hồ đeo tay đồng nghĩa một món trang sức đắt giá ở Việt Nam. Số đồng hồ cũ của giới công chức thời Pháp thuộc quá ít ỏi và hầu như không được bảo dưỡng. Mọi người không có nhiều lựa chọn ngoài những nhãn hiệu như Poljot, Raketta… từ Liên Xô cũ.
Tiếp đó là làn sóng của đồng hồ Nhật với Seiko, Citizen, Orient và đồng hồ quartz Casio. Đỉnh cao của làn sóng đồng hồ này và cũng là niềm mơ ước của không ít dân chơi thời thượng lúc đó là được sở hữu một chiếc Seiko 5, mặt vuông chém góc, hoặc một chiếc Orient to khủng khiếp kèm những chi tiết được Việt hoá diễn đạt rất “gồ ghề” như bốn đinh, đáy giếng, mặt lửa…
Tất cả các “giấc mơ Nhật” nhanh chóng lui vào dĩ vãng trước sức tấn công của làn sóng thời hồ cuối trang đồng Thế kỷ 20. Người Việt Nam có tiền, có điều kiện tiếp xúc với thế giới bên ngoài đã du nhập về nhiều loại đồng hồ đeo tay nhãn mác nổi tiếng từ xứ Thuỵ Sĩ. Nào là Omega, nào là Longines, Rolex, Breitling, Audemars Piguet, BVLGARI, Cartier, Ulysse Nardin, Patek Philippe, Jaeger-leCoultre, Tissot…
Tuy nhiên, chỉ dân chơi có tiền mới dám xài dạng đồng hồ đồ hiệu này vì giá rẻ nhất của một “con máy” cũng ngót nghét cả ngàn đô. Riêng lứa choai choai may mắn, con của các gia đình có điều kiện thi đua nhau sắm đồng hồ Swatch vì màu sắc, hình thức tươi tắn, vô cùng đa dạng và quan trọng nhất là giá đứng vững ở tầm triệu hơn triệu kém.
Cũng nên hoài cổ đôi chút rằng thời kỳ đó còn chứng kiến làn sóng du khách đổ vào Việt Nam đua nhau săn lùng loại đồng hồ đeo tay cũ kỹ nhãn hiệu vang bóng một thời như Wyler, Patek Philippe… Lượng đồng hồ cũ thực thụ cạn kiệt và thay vào đó là những chiếc được “mông má” hoặc được thay tên đổi họ từ những chiếc đồng hồ Liên Xô để hòng móc túi mấy vị du khách ngu ngơ, không mấy khi có dịp quay lại.
Bước ngoặt lớn liên quan tới đồng hồ đeo tay xuất hiện cùng nhịp độ tiêu dùng của thế kỷ 21. Kỷ nguyên công nghệ thông tin khiến người ta đua nhau trong lĩnh vực điện thoại di động. Của đáng tội, ở thời điểm hiện nay, một chiếc điện thoại di động tầm 200 USD cho phép chủ nhân của nó đủ trang bị vượt ra khỏi phạm vi phương tiện thông tin liên lạc truyền thông với các chức năng như nghe nhạc, chụp ảnh, sổ ghi chép, máy tính, ngày tháng và cả đồng hồ…
Như vậy, người tiêu dùng đâu cần phải quan tâm tới đồng hồ đeo tay. Thế nhưng cuộc sống đâu chỉ là vậy. Đồng hồ vẫn luôn là món đồ thời trang và cũng là thứ để khẳng định đẳng cấp của bao người. Hình thức của chiếc đồng hồ được nhà sản xuất ra sức cải tiến, thiết kế mới lạ, gắn đủ kim cương, đá quý.
Đến cái dây đeo cũng được chăm chút từ chi tiết nhỏ nhất như chiếc khoá cài đến chất liệu và màu sắc bề ngoài. Nhiều hãng thời trang như Versace, CK, Channel, Louis Vouiton không chịu thu mình ở lãnh địa hàng may mặc hoặc đồ dùng theo người mà chuyển sang kinh doanh cả đồng hồ đeo tay.
Giá của những chiếc đồng hồ này chẳng hề kém cạnh những chiếc đồng hồ tên tuổi là bao. Đến như hãng bút viết Mont Blanc, rất dễ nhận biết nhờ ngôi sao trắng ở chóp của nắp bút, cũng liên tục cho ra mắt vô số mẫu đồng hồ. Cách làm này, góp phần trói chân và moi túi những quí khách sành điệu muốn nâng cấp giá trị bản thân bằng sự thể hiện luôn trung thành theo đuổi thương hiệu “sành điệu”.
Ăn theo làn sóng trên, giới sản xuất kinh doanh hàng lậu quốc tế sao chép nguyên bản tất cả những mẫu mốt đang được ưa chuộng với giá bán rẻ giật mình. Người ít tiền nhưng muốn tỏ ra ta là “cam sành” thì mua đồng hồ nhái. Song cũng phải nói thêm rằng, hàng nhái cũng dăm bảy đường, có loại nhái như thật đến thợ đồng hồ còn khó nhận ra.
Giờ thì hễ ra đường là gặp đồng hồ. Từ cả một đoạn phố Hàng Đào chuyên kinh doanh đồng hồ, biển hiệu choáng lộng đến những tủ kính con con, hoặc thậm chí bầy ngay trên mẹt ở chợ vùng quê, đâu đâu người ta cũng có thể sắm cho mình một con đồng hồ thời trang sành điệu.
Không quá 400.000đ, bạn đã có ngay một chiếc đồng hồ “copy” tinh xảo của bất cứ thương hiệu trên thế giới. Giá thành của loại đồng hồ ấy cũng không phân biệt giữa loại người ta quen miệng gọi là đồng hồ “cơ” hay “quartz” (chạy pin), có chăng chỉ là chênh lệch về hình thức của sản phẩm mà thôi.
Tất nhiên, người bán đồng hồ đeo tay phố Hàng Đào cũng rất tinh ý, nhìn mặt đoán khách để đưa mức giá cao xấp xỉ triệu đồng cho những phiên bản mang nhãn hiệu quen thuộc và sẵn sàng bóp bụng ăn lãi ít để tiêu thụ những phiên bản lẽ ra giá đắt gấp hàng chục lần trên thị trường thế giới. Xin được lưu ý bạn đọc, chớ vì những điểm nêu trên mà để tuột mất kho báu đồng hồ đeo tay ngay trong gia đình – đó là dạng đồng hồ cổ thực thụ và đồng hồ được sản xuất để ghi nhớ sự kiện trọng đại liên quan tới nguyên thủ quốc gia nào đó.
Và như đã giới thiệu ở trên, du khách ngoại quốc vẫn đến Việt Nam để săn lùng đồng hồ đeo tay cổ. Tuổi của những chiếc đồng hồ đó thường trên 50 năm nhưng vẫn hoạt động rất tốt và thường là loại lên dây. Không ít người trong chúng ta vẫn quan niệm rằng nên bỏ cái thú lạc hậu, rối rắm đó để mua lấy một chiếc đồng hồ “copy” đẹp mã, hợp thời trang, song đâu có biết rằng bạn đã bỏ quên một giá trị thời gian.
Nguồn: donghovn.wordpress.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét