Thép hộp - dong ho curren - đồng hồ eyki -đồng hồ julius

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

Chọn và chăm sóc đồng hồ đeo tay kỹ lưỡng

I. CHỌN ĐỒNG HỒ ĐEO TAY CHO BẠN
Kiểu dáng, màu sắc và chất liệu của chiếc đồng hồ đeo tay cần phù hợp với phong cách, thời điểm và quần áo của người đeo. Dưới đây là một vài cách chọn giúp các chàng có được kinh nghiệm bỏ túi cho mình.
- Bước 1: Bạn nên chọn đồng hồ không thấm nước phần mặt đồng hồ được chế tạo sao cho khi nhúng xuống nước mà không ảnh hưởng đến cỗ máy thời gian.
 Đồng hồ đeo tay

- Bước 2: Cần chọn đồng hồ thể thao cho môn bơi lội, không giống như chiếc đồng hồ không thấm nước, kiểu dáng và ưu điểm của chiếc đồng hồ này sẽ giúp bạn có thể bơi, lặn và đo được thời gian và tốc độ cũng như độ đeo bám trên cổ tay của bạn một cách chắc chắn, an toàn.
- Bước 3: Chọn chất liệu quai cho đồng hồ bạn nên nhìn vào những dây quai đeo bằng da, kim loại hay vải và nhựa để lựa chọn nhãn hiệu và kiểu dáng cho mình. Thông thường, đồng hồ đeo tay dành cho những thương gia cần khẳng định vẻ đẹp tinh tế và đẳng cấp của nó. Vì thế bạn nên chọn loại dây quai kim loại bằng chất thép chống gỉ, hoặc nếu bạn dùng dây quai nhựa dành cho bơi lội, dây quai da dành cho bạn khi đi chơi...
- Bước 4: Chọn độ chính xác của cỗ máy thời gian, bạn nên quan sát kim đồng hồ và theo dõi độ chính xác của nó thông qua sự so sánh với chiếc đồng hồ khác. Những chiếc đồng hồ của nhãn hiệu uy tín và đắt tiền sẽ có độ chính xác cao hơn những chiếc đồng hồ rẻ và nhái nhãn hiệu.
- Bước 5: Hãy cân nhắc khi chọn mặt đồng hồ tinh thể pha lê được pha cùng chất liệu có thể chống cự được sự và đập, trầy xước. Nên thử bằng cách đập mặt đồng hồ mạnh xuống một vật thể cứng xem độ bền của nó ra sao? Những loại mặt đồng hồ này thường đẹp và đắt tiền nhưng đem đến sự sang trọng, tinh tế. Ngoài ra còn có những chất liệu khác đẹp và có sức bền không kém đó là làm từ ngọc bích nhân tạo hoặc một loại nhựa pha với tinh thể pha lê.
- Bước 6: Lựa chọn màu sắc trên mặt đồng hồ, nếu mặt đồng hồ tối màu thì cần có đèn chiếu sáng bằng dạ kim giúp người dùng có thể xem vào buổi tối hoặc kim đồng hồ được thiết kế sáng màu.
Như vậy, với những tiêu chí lựa chọn trên đây là bạn đã hữu một chiếc đồng hồ hoàn hảo rồi đấy!
II. CHĂM SÓC ĐỒNG HỒ CỦA BẠN
Hiện nay, đồng hồ đeo tay không còn chỉ là một vật chỉ để xem giờ nữa mà giờ đây nó còn là vật trang sức, là phụ kiện thời trang, là quà tặng dành cho nhau.
Chăm sóc tốt một món đồ quí và giá trị giúp bạn tiết kiệm nhiều chi phí. Chúng ta bảo trì xe hơi và nhà cửa, giữ cho chúng sạch sẽ, sáng bóng và hoàn thiện để giữ chúng hoạt động tốt và nhìn đẹp mắt. Vì vậy, không có gì là ngạc nhiên nếu những chiếc Đồng hồ cũng được lau sạch sẽ và bảo trì theo kì hạn. Những chiếc Đồng hồ đeo tay hiện đại có mức độ đáng tin cậy cao và những phát minh mới như kĩ thuật chống trầy giúp cho những chiếc Đồng hồ duy trì vẻ đẹp lâu hơn bao giờ hết. Thử tưởng tượng số lượng những bộ phận bé xíu đang chuyển động rất nhanh làm nên chuyển động cơ học của chiếc Đồng hồ, thật kì diệu rằng những cỗ máy tí hon này vẫn tiếp tục nắm giữ thời gian theo năm tháng. Thật ra, chúng ta mong đợi rất nhiều từ những chiếc Đồng hồ mình sở hữu và thật thú vị khi từ bây giờ chúng ta có thể giúp chúng được lau chùi, thay dây đeo hay được cất giữ cẩn thận - để chúng có thể tiếp tục hoạt động tốt và duy trì dáng vẻ bên ngoài.

Ngày nay, đồng hồ ngày càng được cải tiến, thêm nhiều chức năng, thiết kế thêm nhiều họa tiết, đẹp và sang trọng hơn. Người xưa đã có câu: "Của bền tại người". Vậy làm cách nào để giữ được tuổi thọ của đồng hồ cao nhất, sử dụng bền nhất.
Những điều cần biết nên tránh khi sử dụng đồng hồ:

1. Không sử dụng hoặc để đồng hồ ở nơi có nhiều từ trường 

2. Luôn rửa đồng hồ bằng nước ấm (chú ý không dùng nước nóng bốc hơi tại vòi) ngay sau khi bơi biển (đối với đồng hồ được phép bơi lặn) 

3. Tránh để đồng hồ bị va đập mạnh, nên tháo đồng hồ khi chơi thể thao ngoại trừ đồng hồ đeo tay chuyên dụng dành riêng cho thể thao. 

4. Luôn kiểm tra tình trạng của núm vặn, vị trí đúng là ở nấc trong cùng. Trong quá trình sử dụng núm rất dễ bị mắc vào chỉ áo hoặc những tác động khác mà bị kéo ra ngoài.

5. Hàng tuần nên chùi rửa đồng hồ với nước ấm với xà-phòng để chải sạch bụi bẩn và muối đọng do mồ hôi tiết ra. Những bụi bẩn và mồ hôi muối chính là tác nhân gây ra nước vào trong đồng hồ. 

6. Không được sử dụng đồng hồ với hoá chất dễ làm hư hại dây, vỏ đồng hồ cũng như các chi tiết khác. 

7. Không để đồng hồ ở nơi có nhiệt độ cao quá 60 độ C (tương đương 140 độ F) hoặc những nơi thấp hơn 0 độ C (tương đương 32 độ F).

8. Không sử dụng các nút bấm khi ở dưới nước đối với những đồng hồ nhiều chức năng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Mua dong ho deo tay, Đồng hồ nam giá rẻ, Shop dong ho - cua hang dong ho - Dong ho nam day da