Đồng hồ chronograph là loại đồng hồ dùng để đo thời gian (đo khoảng thời gian của một sự kiện nào đó). Theo tiếng Hi Lạp từ “chronos” và “graph” có nghĩa là “thời gian” và “ghi, viết”.
Đồng hồ chronograph được phát minh bởi một người Pháp tên là Nicolas Rieussec từ năm 1821.
Về mặt lý thuyết đây là chiếc đồng hồ duy nhất mang tên Chronograph một cách đúng nghĩa. Trên thực tế nó sử dụng một chiếc bút để ghi lên mặt đĩa tròn. Độ dài của cung tròn chỉ thị thời gian trôi qua. Các con số được gắn cố định trên mặt tròn quay. Năm 1822, Rieussec đã được công nhận với phát minh của mình.
Khoảng năm 1910, chronograph, còn được gọi là stopwatch, lần đầu tiên có mặt trong những chiếc đồng hồ đeo tay. Sau đó nó cũng xuất hiện ngày càng phổ biến và trở thành một chức năng gần như cơ bản của đồng hồ. Khi tập đoàn Swatch giới thiệu những sản phẩm chronograph với giá chấp nhận, ngay lập tức chúng bán chạy như tôm tươi.
Ngày nay hầu hết các bộ sưu tập của các nhãn hiệu lớn bao giờ cũng có sự hiện diện của đồng hồ chronograph.
Chronograph có thể đo thời gian theo nhiều cách khách nhau. Bên cạnh chức năng chỉ thị thời gian thông thường (giờ, phút, giây và ngày), chúng có thể được sử dụng cho một hoặc nhiều phép đo thời gian đặc biệt. Đối với chức năng này, trên mặt số có những thang đo chronograph hoặc mặt số phụ (sub dial) với tỷ lệ tùy theo độ chính xác của từng phép đo. Kim giây trung tâm có thể được kích hoạt (start), dừng (stop) mà không ảnh hưởng đến sự liên tục của thời gian.
Cấu tạo của loại đồng hồ chronograph phổ biến nhất thường là sự kết hợp một hệ thống bánh răng và kim với bộ máy chính của đồng hồ, được kích hoạt thông qua một cơ cấu cò lẫy.
Nhận diện bên ngoài của chronograph gồm 3 nút và các thang đo nhỏ trên mặt số.
Nhận diện bề ngoài của chronograph
Các nút bấm thường được bố trí ở bên phải thân đồng hồ (do người ta hay đeo đồng hồ trên tay trái cho nên cách bố trí nút bấm như vậy giúp họ có thể thao tác chronograph ngay cả khi đang đeo)
- Một núm xoay ở vị trí 3 giờ dùng để điều chỉnh thời gian (giờ, phút, giây, ngày tháng) tiêu chuẩn hoặc để lên giây cót.
- Nút bấm ở vị trí 2 giờ dùng để bắt đầu phép đo (start) và dừng phép đo (stop)
- Nút bấm ở vị trí 4 giờ dùng để thiết lập phép đo mới (reset).
Thiết kế mặt số của một chiếc chronograph phụ thuộc vào số thang đo chronograph, có thể 2, 3 hoặc thậm chí 4 thang đo và vị trí của chúng cũng khác nhau. Tuy nhiên thông thường đối với một chiếc đồng hồ 3 thang đo chronograph sẽ được bố trí như sau:
- Thang đo 30 hoặc 60 giây ở vị trí 3 giờ
- Thang đo 30 phút hoặc 60 phút nằm ở vị trí 6 giờ
- Thang đo 12 giờ nằm ở vị trí 9 giờ.
Một chiếc kim giây trung tâm của chronograph sẽ cho biết chức năng chronograph này đang hoạt động.
Double Chronograph
Một loại chronograph phức tạp hơn nữa đó là double chronograph hay rattrapante hoặc split seconds timing. Đây là loại chronograph kép gồm hai kim giây đặt chồng lên nhau và để đo hai sự kiện độc lập cùng một lúc. Những chiếc đồng hồ này thường có thêm một nút bấm khác đặt ở vị trí 8 hoặc 10 giờ để reset hai kim về vị trí 0. Double chronograph được phát minh vào thế kỷ 19 bởi Adolphe Nicole và nó đã được thu nhỏ để lắp vừa bên trong thân của một chiếc đồng hồ đeo tay năm 1930.
Chiếc Panerai Ferrari với chức năng Double Chronograph (rattrapante)
Fly-back Chronograph
Là một chức năng phức tạp được bắt nguồn từ yêu cầu sử dụng của một số đối tượng đặc biệt như phi công hoặc các tay đua xe hơi công thức 1. Một chiếc Fly-back cũng có hai nút bấm chronograph tại vị trí 2 và 4 giờ nhưng điểm khác biệt của flyback là chức năng chronograph được thực hiện toàn bộ bằng một nút bấm ở vị trí 4 giờ (start, stop và reset). Tất nhiên nó vẫn có thể hoạt động như những chiếc chronograph bình thường khác.
Đồng hồ chronograph được phát minh bởi một người Pháp tên là Nicolas Rieussec từ năm 1821.
Về mặt lý thuyết đây là chiếc đồng hồ duy nhất mang tên Chronograph một cách đúng nghĩa. Trên thực tế nó sử dụng một chiếc bút để ghi lên mặt đĩa tròn. Độ dài của cung tròn chỉ thị thời gian trôi qua. Các con số được gắn cố định trên mặt tròn quay. Năm 1822, Rieussec đã được công nhận với phát minh của mình.
Khoảng năm 1910, chronograph, còn được gọi là stopwatch, lần đầu tiên có mặt trong những chiếc đồng hồ đeo tay. Sau đó nó cũng xuất hiện ngày càng phổ biến và trở thành một chức năng gần như cơ bản của đồng hồ. Khi tập đoàn Swatch giới thiệu những sản phẩm chronograph với giá chấp nhận, ngay lập tức chúng bán chạy như tôm tươi.
Ngày nay hầu hết các bộ sưu tập của các nhãn hiệu lớn bao giờ cũng có sự hiện diện của đồng hồ chronograph.
Chronograph có thể đo thời gian theo nhiều cách khách nhau. Bên cạnh chức năng chỉ thị thời gian thông thường (giờ, phút, giây và ngày), chúng có thể được sử dụng cho một hoặc nhiều phép đo thời gian đặc biệt. Đối với chức năng này, trên mặt số có những thang đo chronograph hoặc mặt số phụ (sub dial) với tỷ lệ tùy theo độ chính xác của từng phép đo. Kim giây trung tâm có thể được kích hoạt (start), dừng (stop) mà không ảnh hưởng đến sự liên tục của thời gian.
Cấu tạo của loại đồng hồ chronograph phổ biến nhất thường là sự kết hợp một hệ thống bánh răng và kim với bộ máy chính của đồng hồ, được kích hoạt thông qua một cơ cấu cò lẫy.
Nhận diện bên ngoài của chronograph gồm 3 nút và các thang đo nhỏ trên mặt số.
Nhận diện bề ngoài của chronograph
Các nút bấm thường được bố trí ở bên phải thân đồng hồ (do người ta hay đeo đồng hồ trên tay trái cho nên cách bố trí nút bấm như vậy giúp họ có thể thao tác chronograph ngay cả khi đang đeo)
- Một núm xoay ở vị trí 3 giờ dùng để điều chỉnh thời gian (giờ, phút, giây, ngày tháng) tiêu chuẩn hoặc để lên giây cót.
- Nút bấm ở vị trí 2 giờ dùng để bắt đầu phép đo (start) và dừng phép đo (stop)
- Nút bấm ở vị trí 4 giờ dùng để thiết lập phép đo mới (reset).
Thiết kế mặt số của một chiếc chronograph phụ thuộc vào số thang đo chronograph, có thể 2, 3 hoặc thậm chí 4 thang đo và vị trí của chúng cũng khác nhau. Tuy nhiên thông thường đối với một chiếc đồng hồ 3 thang đo chronograph sẽ được bố trí như sau:
- Thang đo 30 hoặc 60 giây ở vị trí 3 giờ
- Thang đo 30 phút hoặc 60 phút nằm ở vị trí 6 giờ
- Thang đo 12 giờ nằm ở vị trí 9 giờ.
Một chiếc kim giây trung tâm của chronograph sẽ cho biết chức năng chronograph này đang hoạt động.
Double Chronograph
Một loại chronograph phức tạp hơn nữa đó là double chronograph hay rattrapante hoặc split seconds timing. Đây là loại chronograph kép gồm hai kim giây đặt chồng lên nhau và để đo hai sự kiện độc lập cùng một lúc. Những chiếc đồng hồ này thường có thêm một nút bấm khác đặt ở vị trí 8 hoặc 10 giờ để reset hai kim về vị trí 0. Double chronograph được phát minh vào thế kỷ 19 bởi Adolphe Nicole và nó đã được thu nhỏ để lắp vừa bên trong thân của một chiếc đồng hồ đeo tay năm 1930.
Chiếc Panerai Ferrari với chức năng Double Chronograph (rattrapante)
Fly-back Chronograph
Là một chức năng phức tạp được bắt nguồn từ yêu cầu sử dụng của một số đối tượng đặc biệt như phi công hoặc các tay đua xe hơi công thức 1. Một chiếc Fly-back cũng có hai nút bấm chronograph tại vị trí 2 và 4 giờ nhưng điểm khác biệt của flyback là chức năng chronograph được thực hiện toàn bộ bằng một nút bấm ở vị trí 4 giờ (start, stop và reset). Tất nhiên nó vẫn có thể hoạt động như những chiếc chronograph bình thường khác.
Chronograph Monopusher
Đây là loại đồng hồ chronograph cũng khá đặc biệt, nó chỉ sử dụng một nút bấm (có thể ở vị trí 8 hoặc 10 giờ) để thao tác toàn bộ chronograph. Loại này về mặt nào đó tương tự như fly-back chronograph.
Chiếc Montblanc Monopusher Chronograph với nút bấm ở vị trí 8 giờ
Cách sử dụng chronograph
Trước khi thực hiện phép đo giờ, người sử dụng cần phải bấm nút reset và quy 0 kim giây trung tâm và các kim ở các thang đo phụ, sau đó bấm nút start để bắt đầu phép đo, bạn sẽ nhận thấy chức năng này làm việc nhờ chiếc kim giây trung tâm quay. Khi muốn dừng phép đo thì bấm một lần nữa vào nút bấm ở vị trí 2 giờ.
Nếu muốn tiếp tục phép đo bấm thêm một lần nữa vào nút vị trí 2 giờ. Khi hoàn thành phép đo cần ấn nút reset để đưa tất cả các kim về vị trí 0.
Chú ý: Nhiều người thường nhầm lẫn giữa khái niệm chronograph và chronometer. Nếu chronometer nói đến độ chính xác của đồng hồ, được xác nhận bởi cơ quan đăng kiểm Thụy Sĩ COSC thì chronograph đề cập đến một loại đồng hồ cụ thể. Một chiếc chronograph cần phải có giấy chứng nhận chronometer thì mới đảm bảo độ chính xác cao trong khi không phải tất cả đồng hồ được cấp giấy chứng nhận chronometer đều là đồng hồ chronograph.
Xem thêm: dong ho led / dong ho sinobi
0 nhận xét:
Đăng nhận xét