Thép hộp - dong ho curren - đồng hồ eyki -đồng hồ julius

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

Lịch sử mặt trăng của đồng hồ

Chào các bạn, hôm này chúng ta đến với 1 chức năng khá lạ về đồng hồ, đó là chức năng Moon Phase, hay còn gọi là lịch tuần trăng hoặc chức năng hiển thị âm lịch. Chức năng này xuất hiện khá ít trên các đồng hồ và cũng ít người biết sử dụng nó, nhiều người nghĩ chỉ là ... cho vui. Không chỉ vui mà nó còn rất hữu ích các bạn à. Với những người thường xuyên đi đi về về giữa 2 nước có sự cách biệt lớn về thời gian thì sự phân biệt ngày - đêm cũng rất hữu ích. Chức năng này rất tiện lợi cho các chính khách hoặc doanh nhân nhé. Ngoài ra, chức năng này rất thú vị đối với các bạn đam mê thiên văn học, đam mê phong thủy v.v... Việc nghiên cứu, xác định cơ chế của đồng hồ ứng với các thuật phong thủy, chiêm tinh cũng rất thú vị.

Moon Phase là chức năng chỉ dẫn chu kỳ trăng tròn, trăng khuyết của mặt trăng. Chức năng này lần đầu tiên xuất hiện trên đồng hồ treo tường, về sau được đưa vào đồng hồ đeo tay. Các bạn đừng hiểu nhầm chức năng Moon Phase với chức năng chỉ giờ sáng tối Sunrise and Sunset của 1 số đồng hồ thông thường nhé.


Đồng hồ orient
Vậy chu kỳ trăng tròn, trăng khuyết là như thế nào? Măt trăng quay xung quanh trái đất hết 29.53 ngày, đó gọi là 1 tuần trăng. Từ đó người ta mới nảy ra suy nghĩ là chia thành các tháng trong năm và tạo thành 1 bộ lịch âm. Vì vậy chức năng moon phase là để theo dõi lịch âm chứ ko phải lịch dương như 1 số bạn lầm tưởng và cũng phải là để xem giờ ngày đêm như chức năng Sunrise, Sunset của 1 số đồng hồ thông thường.

Cũng như Trái Đất, mặt trăng được mặt trời chiếu sáng. Tùy theo vị trí của nó đối với trái đất mà người ta nhìn thấy 1 phần hay toàn bộ mặt trăng. Từ đó hình thành nên các pha của mặt trăng. Có 8 pha tất cả

1. Tuần trăng mới ( người ta hay gọi là trăng sóc): không có trăng

2. Trăng lưỡi liềm đầu tháng (trăng non)

3. Trăng bán nguyệt đầu tháng ( trăng thượng tuần): lúc này là trăng lên, nhìn thấy 50% vào buổi chiều và đầu tối,

4. Trăng khuyết đầu tháng

5. Trăng đầy: hay trăng tròn, lúc này thì trăng lên đỉnh, nằm chính giữa cửa sổ của moonphase. Trăng đầy là vào ngày 16 Âm lịch.

6. Trăng khuyết cuối tháng

7. Trăng bán nguyệt cuối tháng (trăng hạ tuần): lúc này thì trăng xuống, nhìn thấy 50% vào cuối ban đêm và buổi sáng.

8. Trăng lưỡi liềm cuối tháng ( trăng tàn)

Nếu lấy mốc ngày 16 Âm lịch là mặt trăng nằm chính giữa cửa sổ thì nếu muốn lấy ngày 17, 18 Âm lịch thì sẽ bấm nút hiệu chỉnh 1, 2 răng tương ứng là 1,2 ngày. Chu kì lịch tuần trăng nhảy của đồng hồ là vào lúc 6- 7h tối ( cái này cũng gần đúng vs thực tế, khi vào tầm đó trăng mới lên) vì vậy cũng tránh chỉnh chức năng moon phase vào tầm từ 5h-7h tối vì khi đó các bánh răng nó ăn khớp nhau, nếu cố tình chỉnh bằng hiệu chỉnh sẽ làm các bánh răng cọ sát gây mòn thậm chí làm gãy răng.

Có thể thấy nghệ nhân đồng hồ họ rất giỏi, chỉ cần 1 ô cửa sổ nhỏ với 2 chi tiết hình vòng cung là đã tạo nên được trăng khuyết hay lưỡi liềm rồi.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Mua dong ho deo tay, Đồng hồ nam giá rẻ, Shop dong ho - cua hang dong ho - Dong ho nam day da