Nhẫn đính hôn và nhẫn cưới về mặt căn bản được xem là khác nhau cả về hình dáng bên ngoài lẫn ý nghĩa bên trong. Chiếc nhẫn đính hôn (nhẫn cầu hôn) thường có kích cỡ lớn hơn bộ nhẫn cưới và được chế tác cầu kỳ kiểu gắn đá quý hay kim cương...
Lễ đính hôn không chỉ đơn thuần như là một buổi lễ thông báo công khai mối quan hệ của cặp uyên ương mà còn là sự gắn kết khởi đầu cho mối quan hệ giữa người nam và người nữ trước khi đi đến quyết định chung sống với nhau trọn đời. Sự gắn kết này được tượng trưng bởi một cặp nhẫn đính hôn.
Nhẫn đính hôn là gì? Tôi có cần nhẫn cặp luôn không? Chiếc nhẫn đính hôn xuất xứ từ một thói quen xa xưa ở các nước phương Tây, các chàng trai thường dùng nhẫn để cầu hôn với người con gái mình yêu. Khi lễ cưới diễn ra, thường sẽ có một bộ nhẫn khác cho cả cô dâu và chú rể. Xu hướng này lan tỏa rất nhanh ra toàn thế giới, vì tính chu toàn và ý nghĩa thiêng liêng mà nó mang lại.
Nhẫn đính hôn và nhẫn cưới về mặt căn bản được xem là khác nhau cả về hình dáng bên ngoài lẫn ý nghĩa bên trong. Chiếc nhẫn đính hôn (nhẫn cầu hôn) thường có kích cỡ lớn hơn bộ nhẫn cưới và được chế tác cầu kỳ kiểu gắn đá quý hay kim cương. Sở dĩ các nhẫn đính hôn có kiểu dáng cầu kỳ vì đó cũng chính là món quà người đàn ông dùng để thuyết phục cô gái đồng ý trở thành vợ mình. Món quà này vừa là vật đính ước vừa là món đồ trang sức để các cô mang trên tay mỗi ngày.
Ngày nay quan niệm hôn nhân đã trở nên thoáng hơn, nam nữ tìm hiểu nhau rất kỹ rồi cả hai cùng có quyết định đi đến hôn nhân, không xa cách như ngày xưa, gặp nhau chỉ vài lần trước khi cưới, và vì thế nhất thiết chàng trai phải chính thức nói ra lời cầu hôn trước. Từ đó, lễ đính hôn được tinh giản tuyệt đối, nhẫn đính hôn trở thành vật đính ước của hai người với sự chứng kiến của gia đình và những người thân thiết, như một lời hẹn ước trước khi tổ chức lễ cưới. Và vì thế nhẫn đính hôn cũng có thể được làm thành cặp.
Chiếc nhẫn đính hôn kiểu dáng thế nào?
Thông thường đối với nhẫn đính hôn kiểu cặp đôi, nhiều cặp cô dâu, chú rể tương lai rất ưa thích kiểu chạm khắc vào mặt sau của nhẫn với tên, tên Thánh, ngày gặp mặt đầu tiên, ngày kỷ niệm của riêng hai người… nhằm để khiến đám cưới của mình trở nên đặc biệt hơn.
Cặp nhẫn “chàng”, “nàng”
Thay vì sử dụng một cặp nhẫn giống nhau cho cả nam và nữ, các dạng nhẫn đính hôn thường được thiết kế có kiểu dáng khác nhau riêng cho “chàng” và “nàng”. Nhẫn cho “chàng” vẫn trung thành với kiểu dáng giản dị, còn nhẫn cho “nàng” thì thường cầu kỳ hơn, đặc biệt hơn và có gắn đá.
Vàng - thủy chung, son sắt
Nhẫn đính hôn cũng có thể được làm bằng vàng. Lý do là vì đây là một thứ nguyên liệu quý giá và hiếm có. Ngày nay, có thể nói đa số mọi người đều đã có khả năng mua tặng cho người vợ hoặc chồng tương lai một chiếc nhẫn vàng. Và có rất nhiều người coi trọng ý nghĩa hôn nhân cả trước và sau lễ cưới cần được thử thách với những khó khăn trong cuộc sống, cũng như vàng được nung già trong lửa.
Kim cương - biểu tượng của sự vĩnh cửu
Vì sao phải chọn nhẫn cưới đính kim cương? Người ta tin rằng viên kim cương nắm giữ sức mạnh khiến cho lời thề nguyền trong lễ cưới trở nên bất tử. Là thứ đá quý cứng nhất trong thiên nhiên, kim cương đã chiếm vị trí độc tôn cao quý của mình qua nhiều thế kỷ.
Vào thời đại của đế chế La Mã, chiếc nhẫn kim cương được xem là vật làm tin khi người đàn ông muốn hỏi cưới một người phụ nữ anh ta yêu. Nếu người nữ từ chối cuộc hôn nhân, cô ta sẽ phải trả lại chiếc nhẫn cho người đàn ông đó. Tuy nhiên, chiếc nhẫn sẽ không được trả lại nếu việc hủy hôn là do phía người đàn ông. Khi đó, chiếc nhẫn cầu hôn chính là để bồi thường cho danh dự của người nữ.
Thử nhẫn vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?Hãy chọn thời điểm cuối ngày hoặc buổi tối. Đồng thời phải chắc rằng lúc đó tay bạn không trong tình trạng quá nóng hoặc quá lạnh. Nhiệt bàn tay thường trở nên ấm hơn khi trời nóng, các ngón tay sẽ mềm và nở ra vào buổi sáng, thử nhẫn vào thời điểm này sẽ có nguy cơ bị lỏng nhẫn. Ngược lại, ngón tay thường trở nên nhỏ hơn vào những ngày mùa đông, nêu thử nhẫn vào thời điểm này sau đó bạn có thể bị chật tay hoặc thậm chí đeo không vừa.
Lập kế hoạch 12 tháng trước ngày cưới Lập kế hoạch cho đám cưới đòi hỏi phải có tổ chức và lưu ý từng chi tiết, và đôi khi rất khó có thể nhớ mọi thứ bạn cần phải làm. Sau dây là bản liệt kê những mục cần kiểm tra bạn có thê tham khảo để giúp bạn tổ chức tốt. In ra và giữ bên bạn để kiểm tra tiến trình bạn thực hiên những việc chuẩn bị cho ngày cưới của bạn được hoàn hảo.
12 tháng hoặc hơn trước ngày cưới của bạn
· Thông báo dự định đám cưới cho cả hai gia đình. Sắp xếp để hai bên gặp mặt bàn bạc về chuyện cưới.
· Xác định kiểu đám cưới cho bạn (lịch sự, thông thường, đơn giản)
· Liệt kê những gì quan trọng cần làm cho đám cưới của bạn, nó sẽ giúp bạn xác định được ngân sách cần chi phí.
· Ngồi lại với vợ (chồng) tương lai của bạn và thảo luận về ngân sách cho đám cưới, và ai là người trả cho cái gì.
· Làm lên quyển sổ kế hoạch đám cưới ( 3 tập quyển sổ lớn). Dùng chúng để lưu trữ những thông tin, hợp đồng, ý tưởng, hình chụp,...
· Nói chuyện với những người ở giáo đường về những yêu cầu của bạn (nếu bạn là người thiên chúa giáo)
· Chọn ra 2 hoặc 3 ngày cưới đẹp và tìm kiếm nơi đãi tiệc. Nếu những nơi đãi tịêc bạn thích còn chỗ cho một trong những ngày đẹp bạn đã chọn, bạn nên đặt chỗ ngay; nhiều chỗ đãi tiệc thường bị book trước cả 1 hoặc 2 năm về trước.
9 tới 11 tháng trước khi cưới
· Bắt đầu tìm kiếm và nói chuyện với những chuyên gia về:
o Chụp hình
o Quay phim
o Quản lý khách sạn
o Tư vấn (nếu cần)
o Hoa cưới
· Nếu bất kỳ người làm dịch vụ phục vụ đám cưới sẵn sàng cho ngày cưới bạn đã chọn và phù hợp với túi tiền của bạn, hãy book ngay dịch vụ đó! Giống như nhà hàng, những dịch vụ này cũng đã được book cả năm về trước.
· Cùng với Ba Má hai bạn, bắt đầu liệt kê danh sách khách mời. Bạn có thể thu hẹp lại số lượng khách mời sao cho phù hợp với khả năng tài chính của bạn. Bắt đầu tìm kiếm thông tin trên tạp chí cưới hỏi, hội chợ triển lãm cưới và tìm kiếm trên internet.
· Quyết định chọn màu sắc cho đám cưới của bạn, nhạc và kiểu đám cưới.
· Chọn những người giúp bạn trong ngày cưới (phù dâu, phù rể, người hướng dẫn chỗ ngồi, bé gái theo sau,...) Chọn và mua nhẫn cưới.
· Bắt đầu tìm kiếm và lựa chọn nơi đi tuần trăng mật. Thảo luận nơi nào cả hai bạn cùng muốn đi, nếu cần ghé và hỏi thăm thông tin ở những điểm đại lý du lịch.
· Bắt đầu tìm kiếm áo cưới, khăn che mặt, phụ trang và trang phục cưới.
6 tới 8 tháng trước khi cưới
· Bắt đầu lập kế hoạch chọn nhạc cho buổi lễ và tiệc cưới.
· Bạn nên hoàn thành quyết định và mua áo cưới, khăn che mặt, và phụ trang.
· Nếu bạn đã có sự đồng ý cho việc lựa chọn cái gì thì hãy quan tâm tới chúng.
· Hoàn tất trang phục cho những người giúp bạn trong ngày cưới (như phù dâu, phù rể,...)
· Bắt đầu tìm kiếm mẫu thiệp cưới.
4 tới 5 tháng trước khi cưới
· Làm việc với người làm hoa và hoàn tất những yêu cầu bạn cần với họ.
· Đặt làm thiệp cưới, phong bì ngoài và trong của thiệp cưới.
· Bắt đầu tìm kiếm kiểu trang phục chú rể phù hợp
· Đặt chỗ cho phương tiện đi lại trong ngày cưới.
· Lập kế hoạch trang trí tiệc cưới
· Sắp xếp chỗ ở cho những người khách ở xa (như đặt chỗ khách sạn).
· Chọn kiểu bánh cưới
· Lập kế hoạch tập dượt cho tiệc cưới.
· Liên hệ với người viết tên khách mời vô thiệp cưới (nếu cần)
· Quyết định các món ăn và những thứ ưa thích trong tiệc cưới.
3 tháng trước khi cưới
· Đặt bánh cưới
· Gặp mặt người giáo mục để thảo luận chi tiết về lễ cưới (nếu cần).
· Hoàn tất danh sách khách mời
· Xác định lại kế hoạch tập dượt cho tiệc cưới
· Mua dao cắt bánh, sổ ký tên cho khách mời
· Mua quà cho những người giúp đỡ bạn trong ngày cưới.
· Thử trang phục cưới.
· Xác thực và sắp xếp cho ngày đi hưởng tuần trăng mật.
· Ghi tên khách mời vô thiệp cưới hoặc thuê người viết.
2 tháng trước khi cưới
· Lập kế hoạch gặp mặt những người tư vấn làm tóc và trang điểm để thử trước.
· Làm thủ tục đăng ký kết hôn
· Hẹn thử áo cưới lần đầu tiên
· Gặp mặt những nơi làm dịch vụ cưới cho bạn để hoàn tất mọi yêu cầu.
· Hoàn tất việc chọn nhạc cho đám cưới.
· Chụp hình chân dung cưới
· Gặp mặt người giáo mục để hoàn tất những chi tiết cho buổi làm lễ cưới tại nhà thờ (nếu cần)
· Đặt phòng cho đên tân hôn (nếu cần)
1 tháng trước khi cưới
· Gửi thiệp mời.
· Xác thực đặt chỗ cho tuần trăng mật
· Gặp mặt người chụp hình và quay phim để thảo luận chi tiết.
· Bắt đầu sắp xếp sơ đồ chỗ ngồi cho khách mời.
· Thử lại lần cuối áo cưới
· Sắp xếp ghế ngồi cho em bé (nếu cần)
· Hoàn thành và in ra chương trình của đám cưới
· Xác thực những khoản tiền cần chi trả cho những dịch vụ với thời gian và địa điểm giao đồ.
· Lấy giấy Đăng ký kết hôn
2 tuần trước khi cưới
· Hoàn tất sơ đồ chỗ ngồi của khách mời.
· Xác thực thời gian giao đồ và địa điểm với người làm hoa, bánh cưới.
2 tuần trước khi cưới
· Lấy trang phục cưới, trang phục cho những người giúp bạn trong ngày cưới, và lấy cả những phụ trang về.
· Đưa chính xác số lượng khách cho người quản lý tiệc cưới ở khách sạn.
· Xác thực mọi thứ với những nơi làm dịch vụ cưới cho bạn
· Chắc chắn rằng tất cả những người giúp bạn trong ngày cưới thử đồ vừa vặn lần cuối.
10 ngày trước khi cưới
· Tập dượt lễ trước
· Thử đồ ăn trong menu tiệc cưới.
· Cắt sửa móng tay và móng chân
· Nhắc lại ngày cưới với những người cho thuê phương tiện trong ngày cưới
· Kiểm tra lại ngày với người làm tóc và trang điểm
· Nếu bạn được phép vào nơi làm lễ và nơi đãi tiệc, hãy mang tất cả những thứ cần thiết tới đó trước (như đồ trang trí, sổ ký tên khách mời,...)
· Cất cẩn thận vô nơi an toàn những thứ bạn cần cho ngày cưới (như giấy kết hôn, áo cưới, giày,..)
· Nói chuyện với tất cả những người giúp đỡ bạn trong tiệc cưới và nói rõ vị trí của họ trong ngày đó.
· Cố gắng đi ngủ sớm và ngủ ngon.
Vào ngày cưới
· Ăn sáng mặc dù bạn cảm thấy không đói bụng
· Chia sẻ cảm nhận riêng tư với người bạn đời của mình
· Làm tóc và trang điểm
· Tặng nhẫn cho người bạn đời của mình
· Bắt đầu thay đồ cưới từ hai tiếng trước giờ làm lễ.
· Hãy dành thời gian ngắm nhìn bạn trước gương trước khi bước ra gặp mặt hai họ